Pages

Sunday, June 16, 2013

Ảnh Hưởng Của Minh Giáo Lên Do Thái Giáo

Ảnh Hưởng Của Minh Giáo Lên Do Thái Giáo

HỎA GIÁO BA TƯ HAY CÒN GỌI LÀ MINH GIÁO HOẶC MANI GIÁO LÀ TIỀN THÂN
CỦA CÁC ĐẠO THỜ CHÚA

Minh giáo (hay còn gọi là Mani giáo) là một giáo phái bắt nguồn từ Ba Tư, trong truyện Kim Dung thì giáo phái này được lưu truyền vào Trung Quốc từ Diên Tải nguyên niên, đời Đường Võ Hậu.



Nguồn gốc

Mani giáo bắt nguồn từ Ba Tư, truyền vào Trung Quốc thời nhà Đường. Giáo phái này tôn thờ lửa, coi lửa như sự sống của mình. Nên khi truyền vào Trung Nguyên, lấy tên là Minh giáo. Ngoài ra còn bị người giang hồ gọi là Ma giáo, do cách gọi tắt đi từ Mani giáo.
Người lưu truyền Minh giáo từ Ba Tư sang Trung Nguyên là một người Ba Tư tên là Phí Đa Diên mang bộ Tam Tông Kinh của Minh giáo đến triều đình nhà Đường.

Tín đồ Minh Giáo ( Hỏa Giáo Ba Tư ) được phác họa trong game online Kiếm Thế

Tín đồ Minh Giáo ( Hỏa Giáo Ba Tư ) được phác họa trong game online Võ Lâm Loạn Thế





Ngày hai mươi chín tháng sáu năm thứ ba đời Đại Lịch nhà Đường, chùa Minh giáo Đại Vân Quang Minh được xây cất tại Lạc Dương, Trường An. Sau đó tại các thị trấn lớn như Thái Nguyên, Kinh Châu, Dương Châu, Hồng Châu, Việt Châu cũng đều có Đại Vân Quang Minh tự. Tới năm Hội Xương thứ ba, triều đình ra lệnh giết giáo đồ, thế lực Minh giáo đại suy. Từ đó về sau, Minh giáo trở thành một tôn giáo bí mật, phạm cấm, đời nào cũng bị quan phủ truy lùng giết chóc. Để có thể sinh tồn, người trong Minh giáo không thể không hành sự ngụy bí, để rồi chữ Ma trong Ma Ni bị đổi thành Ma, đồng nghĩa với tà ma, người ngoài gọi là Ma giáo.



Đặc trưng

Giáo chỉ của Minh giáo nguyên là làm điều thiện, trừ điều ác, giúp đỡ lương dân.
Giáo chúng Minh giáo chỉ ăn rau phụng thờ Minh vương, là thần lửa, nhưng khi truyền đến Trung Nguyên, do đặc trưng ở đây như núi cao, khí hậu lạnh, lại là người tập võ, nên cho phép ăn thịt, uống rượu.

Giáo chúng Minh giáo quan niệm rằng, con người khi sinh ra ở trong trạng thái trần truồng thì khi chết đi cũng quay trở lại trạng thái trần truồng như lúc đầu.

Vào thời nhà Nguyên, do có xích mích trong nội bộ giáo phái. Nên Bạch Mi Ưng Vương Ân Thiên Chính tách ra khỏi Minh giáo thành lập Thiên Ưng Giáo. Về sau Thiên Ưng giáo lại quay trở về Minh giáo trở thành Thiên Ưng kỳ

Nội bộ của Minh giáo được phân chia như sau:

Đứng đầu là giáo chủ
Hai vị sứ giả gọi là Quang Minh nhị sứ
Bốn vị Hộ giáo pháp vương
Ngũ Tản Nhân
Thiên Địa Phong Lôi tứ môn
Ngũ Hành Kỳ: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
Thiên Ưng Kỳ
Các giáo chúng bình thường
Trước khi Minh giáo sắp bị diệt trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, các giáo chúng có hát một bài kệ. Có lẽ đây là bài kệ từ Ba Tư do người sáng lập Mani giáo viết ra. Thiêu đốt thân tàn ta,
Hỏa thánh bốc bừng bừng.

Khi sống có gì vui,

Thì chết có gì khổ?

Nguyện hành thiện trừ ác,

Cốt sao cho quang minh.

Bao hỉ lạc bi sầu,

Cũng đều thành cát bụi.

Thương thay cho con người,

Lo buồn sao lắm vậy.

Thương thay cho con người,

Lo buồn sao lắm vậy.




Võ công trấn giáo của Minh giáo là Càn Khôn Đại Na Di. Môn võ này chỉ có giáo chủ mỗi đời mới được luyện. Môn võ này có 7 tầng. Tầng sau huyền ảo, khó khăn, và đòi hỏi nội công căn bản hơn tầng trước. Môn võ này là cách luyện vận chuyển chân khí, từ đó thay đổi hướng của lực lượng xung quanh mình lẫn của chính mình. Môn võ này xuất thân từ Mani giáo bên Ba Tư. Được ghi lại trên một miếng da dê. Chưa ai luyện thành hết 7 tầng của môn này ngay cả người viết ra nó. Trương Vô kỵ là nguời có thành tựu cao nhất cũng chỉ luyện thành tầng thứ 6.



Khi nghiên cứu tôn giáo Tây Phương, người ta sẽ nhận thấy có rất nhiều tôn giáo khác nhau nhưng đều thờ một vị Thiên Chúa Duy Nhất (The Only God).Những tôn giáo này xuất hiện tại nhiều nơi khác nhau và trong những thời điểm khác nhau, có thể cách nhau nhiều thế kỷ, nhưng những tôn giáo xuất hiện trước đều có những ảnh hưởng không nhiều thì ít đến giáo lý của những tôn giáo xuất hiện sau. Do đó, khi nghiên cứu về đạo Hồi chẳng hạn, chúng ta không thể bỏ qua ảnh hưởng của Do Thái Giáo và Ki Tô Giáo là những đạo Thiên Chúa đã có trước nó nhiều thế kỷ.

Hỏa Giáo Ba Tư (Zoroastrianism) cũng là một đạo Thiên Chúa xuất hiện từ một ngàn năm trước Công Nguyên và bị Hồi Giáo tiêu diệt vào thế kỷ 10 sau Công Nguyên. Như vậy, Hỏa Giáo đã có trước Ki Tô Giáo cả ngàn năm và có thể đã xuất hiện trước hoặc cùng thời với Do Thái Giáo. Qua hai ngàn năm tồn tại, Hỏa Giáo đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong cả ba đạo Thiên Chúa là Do Thái, Ki Tô và Hồi. Vì Hỏa Giáo đã bị suy tàn hơn 10 thế kỷ qua nên ít có ai quan tâm đến nó, nhưng đối với các nhà chuyên nghiên cứu về tôn giáo thì Hỏa Giáo vẫn có một chỗ đứng quan trọng trong lịch sử các đạo thờ Chúa. Việc tìm hiểu những điều sơ lược về Hỏa Giáo Ba Tư thiết tưởng cũng là một điều cần thiết và bổ ích để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các đạo Chúa hiện nay.

Ảnh hưởng rõ rệt nhất của Hỏa Giáo Ba Tư đối với các đạo thờ Chúa (Do Thái, Ki Tô, Hồi) là ý niệm về Thiên Thần. Tất cả các tên thiên thần quen thuộc như Mi-ca-e (Michel, Micheal) Gabriel, Raphael và ý niệm về các thiên thần hộ mạng (guardian angels) đều là những sản phẩm của Hỏa Giáo Ba Tư. Những ý niệm về thiên thần xuất hiện lần đầu tiên tại Ba Tư (nay là Iran) vào khoảng năm 1000 TCN, khi nước này phát triển một tôn giáo gọi là Zoroastrianism. Tôn giáo này mang tên của vị sáng lập là Zarathrusta, phiên âm sang tiếng Hy Lạp là Zoroaster. Các học giả tôn giáo hiện nay tin rằng Zoroaster là một người có thật, sinh khoảng năm 1000 TCN hoặc sớm hơn và có thể cùng thời với Moses tức khoảng 1250 TCN.

Có một điều rõ rệt nhất là lịch sử Ba Tư đã xác nhận đạo Hỏa Giáo đã từng là quốc giáo của nước này từ thế kỷ 6 TCN đến thế kỷ 7 sau Công Nguyên, tức ròng rã trong 13 thế kỷ! Vào cuối thế kỷ 7, nước Ba Tư bị quân Hồi Giáo Ả Rập xâm chiếm .



Người Trung Quốc gọi đạo Zoroastrianism là Hỏa Giáo, hoặc Thánh Hỏa Giáo, vì trong đền thờ Zoroastrianism, người ta chỉ đốt một ngọn lửa duy nhất đặt trên một cái khay ở bàn thờ để mọi tín đồ tập trung tư tưởng khi cầu nguyện Thượng Đế. Vì vậy, người ta gọi đền thờ của tôn giáo này là "Đền thờ lửa" (The Fire Temple). Sự thật, Hỏa Giáo không thờ lửa và cũng không thờ ai ngoài một Thiên Chúa Duy Nhất mà thôi. Ngôn ngữ Ba Tư gọi vị Thiên Chúa Duy Nhất là Ahura Mazda hoặc gọi là Đấng Toàn Năng (Ormazd). Khi giáo chủ Zoroaster giảng đạo thì cả nước Ba Tư lúc đó đang theo Đa Thần Giáo (Paganism). Zoroaster giảng đạo rất hấp dẫn nên được đa số quần chúng tin theo, nhưng khi Zoroaster yêu cầu họ chỉ thờ một Thiên Chúa duy nhất thì nhiều người lại cảm thấy e ngại vì họ không thể bỏ các vị thần của họ được. Dần dần, các tín đồ Hỏa Giáo biến các vị thần của Đa Thần Giáo thành các thiên thần. Họ mượn tiếng Hy Lạp ANGELUS, có nghĩa là "kẻ được Thiên Chúa sai đến" (One who was sent by God) để gọi các vị thần này. Về sau, Angelus được chuyển sang Anh Ngữ thành Angels. Lâu dần, các thiên thần được hiểu là các Thiên Sứ (Messengers) được Thiên Chúa sai xuống thế gian để thực hiện một sứ mạng nào đó. Trong khi đó, các ác thần của Đa Thần Giáo đều biến thành quỉ (demons).

Người Hỏa Giáo Ba Tư biến đổi các vị thần của Đa Thần Giáo bằng cách thêm hai cánh cho các vị thần mà họ mến chuộng như Vata, Vayu, Mithra v.v... vàthêm đuôi cho các thần hung ác. Những biến đổi này đều xảy ra khoảng thế kỷ 10 TCN. Đến thế kỷ 6 TCN, Hỏa Giáo biến thành quốc giáo của Ba Tư, những ý niệm về Thiên Thần và Ma quỉ đã trở thành những tín điều của tôn giáo này.

Năm 597 TCN, Ba Tư chiếm xứ Judah (tức Do Thái) và năm 539 TCN Ba Tư chiếm toàn vùng Trung Đông trong đó có Babylon, tức Iraq ngày nay.

Sau nhiều thế kỷ Ba Tư cai trị Trung Đông, trong đó có Do Thái và Babylon, Hỏa Giáo đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trên giáo lý của Do Thái Giáo. Sau đó, qua trung gian của Do Thái Giáo, những ảnh hưởng của Hỏa Giáo Ba Tư đã xâm nhập Ki Tô Giáo và Hồi Giáo. Ngày nay, có rất nhiều điều chúng ta tưởng như những sản phẩm tự nhiên của Ki Tô Giáo hoặc Hồi Giáo nhưng thực ra nó đã được sáng tạo bởi Hỏa Giáo từ 1000 năm TCN.


Trước đây, các sách trong Bộ Kinh Thánh Cựu Ước thường được gán cho là của Maisen (Moses) thuộc thế kỷ 13 TCN nhưng theo các học giả chuyên về Thánh Kinh thì các giảo nghiệm khoa học xác nhận hầu hết các sách đó đều được viết trong khoảng thế kỷ 6-5 TCN. Do đó, Maisen không thể là tác giả và chính nhân vật Maisen cũng không có thật. Những phép lạ của Moisen như biến cây gậy thành con rắn và hóa phép cho biển Đỏ rẽ ra để dân Do Thái đi qua an toàn v.v...chỉ là những chuyện thần thoại. Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái hoặc đã được sáng tác hoặc được viết lại dưới thời Do Thái bị Ba Tư đô hộ trong thế kỷ 6-5 TCN. Tác giả Cựu Ước đã đem vào Kinh Thánh Do Thái những điều họ hấp thụ từ Hỏa Giáo Ba Tư:

- Sách Sáng Thế Ký được viết trong thế kỷ 6 TCN kể chuyện Adam và Eve bị Thiên thần đuổi ra khỏi vườn địa đàng.

- Sách Xuất Hành (Exodus 3:4) kể chuyện thiên thần của Chúa hiện ra với Maisen trong ngọn lửa.

Tất cả những sách của đạo Do Thái được viết trước thế kỷ 6 TCN đều không nói gì đến thiên thần. Điều đó chứng tỏ từ lúc nguyên thủy lập đạo, người Do Thái không có một ý niệm nào về thiên thần cả. Họ đã vay mượn ý niệm về thiên thần từ Hỏa Giáo trong thời gian Do Thái lệ thuộc Ba Tư vào các thế kỷ 6-5 TCN và sau đó đã truyền lại cho hai tôn giáo hậu sinh là Ki Tô Giáo và Hồi Giáo.


Ngoài những ý niệm về thiên thần và ma quỉ, Hỏa Giáo còn đem lại cho Do Thái Giáo nhiều tư tưởng thần học và nhiều giáo lý liên quan đến Ngày Tận Thế và cuộc sống đời sau. Quan niệm chủ yếu của Hỏa Giáo là trong vũ trụ này, mọi thứ đều có lưỡng cực. Đời sống tâm linh cũng có lưỡng cực, đó là Thiện và Ác. Con người được Thiên Chúa ban cho quyền tự do lựa chọn giữa thiện và ác nên con người phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình.

Nhiều học giả chuyên nghiên cứu tôn giáo cho rằng Zoroaster là người đầu tiên đưa ra thuyết Mạt Thế (Eschatology). Theo Zoroaster, mọi vật trong vũ trụ cuối cùng sẽ bị hủy diệt. Thế gian và loài người sẽ có ngày tận cùng gọi là Ngày Tận Thế (The Doomsday). Trong ngày tận thế, Thiên Chúa sẽ xét xử công tội của tất cả mọi người, do đó ngày Tận Thế còn được gọi là Ngày Phán Xét Cuối Cùng (The Last Judgement).

Để có thể tham dự Phiên Xử Cuối Cùng của Chúa thì mọi người chết đều được sống lại. Zoroaster cho rằng khi chết thì thân xác con nguời bị phân hủy thành tro bụi nhưng linh hồn chìm đắm trong cõi vô thức như trong lúc ngủ. Đến Ngày Phán Xét Cuối Cùng, Thiên Chúa sẽ sai thiên thần thổi kèn (clarion) đánh thức linh hồn và xác kẻ chết sống lại hết. Tất cả mọi người đều tập trung ở một nơi để nghe Chúa phán xử.

Sau khi được xét xử, kẻ thiện lành được lên Thiên Đàng và kẻ ác bị đày xuống Hỏa Ngục. Chính Thuyết Mạt Thế đã đưa đến niềm tin vào Thiên Đàng và Hỏa Ngục.

Theo các giáo sư chuyên nghiên cứu Thánh Kinh James L. Lewis và Everlyn Dorothy Olivier, tác giả cuốn "Angels A to Z" thì các cách Cựu Ước của Do Thái được viết trong thế kỷ 3 TCN đã chịu ảnh hưởng sâu đậm các học thuyết của Zoroaster, nhất là Book of Daniel và Book of Enoch.

Các giáo sư James Lewis và Everlyn Oliver chuyên nghiên cứu về tôn giáo đã viết: "Ba Tư chiếm Do Thái năm 597 TCN và cai trị nước này nhiều thế kỷ.

Do hậu quả của nhiều thế kỷ, Ba Tư cai trị Trung Đông nên nguời Do Thái đã chịu ảnh hưởng nhiều tư tưởng tôn giáo của Zoroaster, đặc biệt là học thuyết về sự đối kháng giữa thiện và ác, về thế giới lưỡng cực trong đó có cuộc chiến đấu giữa các thiên thần và ma quỉ. (As a result of several centuries of Persian control of the Middle East, Jews were brought into contact with Zoroastrian religious ideas, particularly Zoroaster's doctrine of the struggle between good and evil, a dualistic world view that included war between good and evil angles - Angels A to Z, James Lewis & Everlyn Oliver. Visible Ink Press 1996, page 236)


Truyền thuyết Ba Tư kể rằng: Một hôm Zoroaster leo lên núi cao thì gặp Thiên Chúa hiện ra trong tiếng sét và tia chớp. Chúa trao cho ông một bộ sách Luật, tiếng Ba Tư gọi là Zend Avesta. Tên Zoroaster của ông là một tên ghép: Zoro có nghĩa là con (son) và aster có nghĩa là vì sao. Vậy Zoroaster có nghĩa là Con của một Vì Sao (Son of Star). Nhiều người cho rằng Cựu Ước Do Thái được viết sau thế kỷ 6 TCN đã mô phỏng truyền thuyết về Zoroaster. Chẳng hạn như Maisen leo lên núi Sinai được Chúa hiện ra trong bụi gai có lửa cháy và Chúa trao cho Maisen bộ sách luật, tiếng Do Thái gọi là Torah.

Chúng ta đã biết Hỏa Giáo là quốc giáo của Ba Tư trong 13 thế kỷ (từ TK 6 TCN - TK 7 sau Công Nguyên). Đế quốc Ba Tư thống trị Trung Đông từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 4 TCN. Sau đó, từ năm 224 đến 634 sau Công Nguyên, đế quốc Ba Tư mang tên Sassanians lại thống trị Trung Đông một lần nữa. Điều đó cho thấy Ba Tư đã gieo rắc học thuyết của Zoroaster cùng khắp các nước Ả Rập qua nhiều thế kỷ. Do đó, hầu như đại đa số dân Ả Rập đều tin có Thiên Chúa, thiên đàng hỏa ngục, thiên thần và nhất là tin có ngày tận thế, ngày phán xét cuối cùng, mọi người chết sẽ sống lại v.v...

Ảnh hưởng của Hỏa Giáo hết sức lớn lao đối với các đạo Chúa (Do Thái, Ki Tô, Hồi) vì chính nó đã tạo nên những điểm tương đồng đặc thù của các đạo này.

Vấn đề được đặt ra: Ai là người đầu tiên lập ra đạo Thiên Chúa (tức Độc Thần Giáo)?

Truyền thuyết Do Thái tin rằng Abraham là người đầu tiên lập ra đạo Thiên Chúa (chỉ thờ Một Thiên Chúa).

Người quan trọng thứ hai là Maisen (Moses) với bộ Kinh Thánh Torah (Sách Luật). Ngày nay, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ thì cả Abraham lẫn Mai-sen (Moses) đều là những nhân vật thần thoại. Vậy chỉ có Zoroaster có thể tin được là người đã sáng lập đạo Thiên Chúa từ thế kỷ 10 TCN vì ông ta là người có thật đã rao giảng tại Ba Tư về một Thiên Chúa Duy Nhất (The Only One God). Đó là yếu tố quan trọng nhất của Độc Thần Giáo (Monotheism).

Các đạo sĩ của Hỏa Giáo được gọi là Magus (số nhiều Magi) thường là những người trí thức, ham chuộng khoa học nhất là thiên văn học. Họ làm công việc thờ phượng nhưng không phải là những tu sĩ vì họ đều có gia đình. Họ thường lấy vợ là người có họ hàng gần.

Các tín đồ Hỏa Giáo tránh việc chôn người chết ở dưới đất hoặc thiêu xác người chết trên đống củi. Phương thức được Hỏa Giáo ưa chuộng nhất là điểu táng bằng cách đưa xác người chết lên tháp cao, gọi là "Tháp Yên Lặng" (Towers of Silence) để cho các ác điểu như quạ, diều hâu, kên kên đến rỉa thịt người chết.

Các đạo sĩ Hỏa Giáo Ba Tư nổi tiếng là những người thông thái nên người Do Thái thường gọi họ là "những người thông thái đến từ phương Đông" (the wise men from the East). Vào năm Jesus sinh ra đời có hiện tượng ba ngôi sao Mars, Saturn, Jupiter cùng nằm trên một đường thẳng với trái đất. Do đó, khi nhìn lên trời với mắt thường, người ta thấy ba sao hội tụ trở thành một ngôi sao rất lớn. Mọi người cho đó là một "sao lạ". Cũng trong lúc đó, tại Do Thái có ba đạo sĩ Hỏa Giáo Ba Tư thấy hiện tượng sao lạ đã ra những nơi trống trải để quan sát nghiên cứu.

Một cái khay có chân thấp dùng để đốt một bó củi nhỏ và ít gỗ trầm hương. Đối với Hỏa Giáo, ngọn lửa tượng trưng cho Thiên Chúa, nguồn gốc của Sự Sống và Sự Sáng.

Vào cuối thế kỷ 7, Hồi Giáo Ả Rập chiếm Ba Tư và mọi người dân xứ này bị buộc phải bỏ đạo Hỏa Giáo để theo Hồi Giáo. Nhiều tín đồ Hỏa Giáo phải giữ đạo trong bí mật. Đến thế kỷ 9 và 10, chính quyền Hồi Giáo truy nã gắt gao những người Hỏa Giáo còn sót lại khiến cho các tín đồ Hỏa Giáo trung kiên phải bỏ chạy ra nước ngoài. Nhiều người thuộc giáo phái Manichaeanism của Hỏa Giáo trốn sang Trung Quốc và gây nhiều ảnh hưởng quan trọng tại nước này. Từ thế kỷ 9 người Trung Quốc đã biết đến tôn giáo của Ba Tư và gọi tôn giáo này là Hỏa Giáo hoặc Thánh Hỏa Giáo. Một số người Ba Tư thuộc giáo phái Mithraism trốn sang Âu Châu, còn lại số đông chạy sang Ấn Độ.

Mặc dầu bị Hồi Giáo đàn áp qua nhiều thế kỷ, hiện nay tại Ba Tư (tức Iran) vẫn còn khoảng 200.000 tín đồ Hỏa Giáo. Con cháu của những người Ba Tư tỵ nạn tôn giáo cách đây hơn một ngàn năm vẫn còn tồn tại ở Ấn Độ khoảng 150.000 người. Người Ấn Độ gọi họ là người Parsi do đọc trại tên nước Persia (Ba Tư) mà ra.

Hỏa Giáo Ba Tư coi như đã bị xóa tên khỏi danh sách các tôn giáo trên thế giới hiện nay nhưng rất nhiều giáo lý quan trọng của Hỏa Giáo Ba Tư như: chỉ tôn thờ một Thiên Chúa, tin có Thiên Thần và Ma Quỉ, Thiên Đàng và Hỏa Ngục, Ngày tận thế, mọi người chết sẽ sống lại để hiện diện trong ngày Phán Xét Cuối Cùng... Tất cả đều đã hòa nhập vào cốt tủy của đạo Do Thái. Rồi từ đạo Do Thái, các đạo hậu sinh như Ki Tô Giáo (Công Giáo, Tin Lành, Anh Giáo, Chính Thống) và Hồi Giáo đã sao chép lại những giáo lý đó mà họ tưởng là của các tiên tri Do Thái, nhưng họ không hề biết rằng tác giả của những giáo lý đó là một người Ba Tư tên là Zoroaster. Các tiên tri Do Thái chỉ là những đứa học trò đã học những bài học giáo lý của Zoroaster trong những thế kỷ Do Thái bị Ba Tư đô hộ, từ thế kỷ 6 đến 4 trước Công Nguyên. Những giáo lý của Hỏa Giáo Ba Tư đã tạo nên những yếu tố đồng nhất tiêu biểu cho tất cả các đạo thờ Chúa hiện nay. Nói cách khác, Hỏa Giáo Ba Tư vẫn hiện diện và mãi mãi tồn tại trong linh hồn của các đạo thờ Chúa.

===

*Minh Giáo ( Hỏa Giáo Ba Tư ) vẫn còn tồn tại đến ngày nay





Người Do Thái đã bị người Ba Tư " khai hóa " nhưng người Do Thái không bắt chước hoàn toàn giống như người Ba Tư , mà người Do Thái đã tự phát triển và biến phong tục đốt lửa của Minh Giáo ( Hỏa Giáo Ba Tư ) thành bản sắc riêng







* Bài viết đã xóa bớt những từ ngữ không phù hợp của Charlie Nguyễn

Một số hình ảnh tương đồng giữa Minh Giáo ( Hỏa Giáo Ba Tư ) và Do Thái Giáo

Hỏa giáo ba tư

 


Phong tục truyền thống của người Do Thái


Dành cho những ai mê phim chưởng

Minh Giáo được biến hóa khéo léo qua bàn tay  của Kim Dung 




Nguồn tham khảo
http://vi.wikipedia.org/wiki/Mani_gi%C3%A1o
http://tuhientrang.wikia.com/wiki/Minh_Gi%C3%A1o
http://sachhiem.net/CHARLIE/CN_TCCG/Hoigiao.php





Do Thái Giáo Và Chủ Nghĩa Dân Tộc Do Thái

Họ bị cả thế giới coi là một bọn mất gốc, lang thang, ti tiện, vậy mà khi Herzl hô hào người Do Thái phải tự cứu lấy mình, thì họ đã biết tự cứu lấy họ.
Thực dân nào, bất kỳ Đông hay Tây, cũng chỉ nhắm cốt quyền lợi của họ trước hết: còn có lợi cho họ thì họ giúp, hếl lợi thì họ bỏ và đàn áp. Do Thái bị Anh bỏ rồi Nga bỏ, Ai Cập bị Mỹ bỏ rồi Nga bỏ; cả bán đảo Ả Rập là nơi họ tranh giành ảnh hưởng với nhau. Nhưng trên nửa triệu dân Do Thái đã quyết tâm phục hồi quốc gia thì thực dân Anh cũng phải chịu thua mà Nga cũng không dám ăn hiếp họ. Họ tự coi họ là một dân tộc thì thực dân đảnh phải nhận họ là một dân tộc.
Trích từ Bài học Israel - Nguyễn Hiến Lê - TỰA
http://vnthuquan.net/(S(tmsdoy55xdrnjpqrfhupfo45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnnn4nmn2n31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1


Do Thái giáo (tiếng Hebrew יהודה, Yehudah)[1][2] là một tôn giáo gắn liền với Kinh Thánh Do Thái và lịch sử dân tộc Israel. Vì đại đa số người theo Do Thái giáo là người Do Thái nên tín đồ tôn giáo này cũng còn được gọi là người Do Thái, và gọi như thế là đang nói đến nhóm tôn giáo-dân tộc, vì các lý do trong sách thánh đã xác định họ là một quốc gia, chứ không chỉ riêng những người theo đạo.
Chủ nghĩa dân tộc do thái
Xưa kia những người Hebrew cho rằng họ đều là con cháu của Abraham, một nhà tiên tri được sinh ra vào thế kỷ 17 trước công nguyên. Người Hebrew khi đó sau khi thoát khỏi cảnh giam cầm của đế quốc Babylon theo Abraham đến vùng đất bờ biển phía đông Địa trung hải để tìm nơi cư trú và lập một tôn giáo mới cho người Hebrew. Con trai của Abraham là Isaac, và cháu là Jacob đều là những người kế nghiệp Abraham khai sinh và truyền bá đạo Do Thái. Theo chân Jacob người Hebrew đến Ai cập, nhưng sau đó bị đối xử như những nô lệ, để rồi 250 năm sau một lãnh tụ tên là Mose đưa họ quay lại vùng đất mà Abraham đã từng tiên tri là vùng đất Chúa dành riêng cho con cháu ông. Sau này khi người Hebrew lớn mạnh họ lại bị chia làm hai nước, Israel và Juda. David là vua của Israel nổi tiếng bởi tài quân sự và được coi là người có công xây thành Jerusalem (khoảng 1100 tr CN) và thống nhất dân tộc Do Thái. Cũng từ đó người Do Thái mang biểu tượng của David với ngôi sao 6 cánh.
Di cư và làm giầu:
Có nguồn gốc từ dân du mục được gắn bó bằng niềm tin tôn giáo, người Do Thái di cư và cư trú rất nhiều quốc gia khác nhau, đông nhất là ở Bắc Mỹ (6,5tr), thứ nhì ở Israel (4,7tr) và ở các nước EU (2,3tr). Điều đáng chú ý là suốt 4000 năm tồn tại số lượng người dân Do Thái không thay đổi nhiều, dù sống đan xen với các tôn giáo khác.
Trong cuốn Torah , cuốn kinh thánh quan trọng nhất của tôn giáo này, mô tả những cuộc di dân của người Do Thái về miền đất thánh. Khi đó họ chỉ là những nô lệ cho đế quốc Babylon hoặc cho các hoàng đế Ai cập. Trên mảnh đất mà ngày nay gọi là Palestine, có thành Jerusalem, là nơi xuất phát của nhiều tôn giáo. Người Do Thái tin rằng đó chính là mảnh đất mà Chúa đã hứa là sẽ tặng riêng cho họ, từ đó người Do Thái gọi là miền đất hứa. Lịch sử cũng có ghi lại những vị vua của quốc vương Do Thái từng cai trị tại đó. Thế nhưng đây cũng là nơi mà đạo Kito và đạo Islam cũng coi là mảnh đất thiêng của họ. Vì thế mà có 7 cuộc thập tự chinh của những người Thiên chúa giáo giải phóng cho miền đất thánh. Và ngày nay người Hồi giáo cũng không muốn nhường mảnh đất này hoàn toàn cho người Do Thái. Chiến tranh tôn giáo liên miên làm người Do Thái phải phân tán khắp nơi, tuy nhiên tôn giáo này vẫn duy trì được những truyền thống riêng để rồi sau này tồn tại như một dân tộc.
Từ thế kỷ 15 người Do Thái di cư sang châu Âu, họ xuất hiện nhiều đặc biệt ở phần đông Âu (Balan, Nga), rồi chuyển dần sang tây Âu vào thế kỷ 18.
Tôn giáo này cố gắng chịu tồn tại xen kẽ với các tôn giáo khác mà không gây xung đột - sensible and tolerant, họ cũng bắt đầu chấp nhận cả những người không cùng chủng tộc trong sinh hoạt tôn giáo. 

Khuôn mặt có nét Đông Á giữa những người Do Thái


Người Do Thái Châu Phi

Người Do Thái Châu Á
Người Do Thái Châu Âu
Người Do Thái Châu Phi


Có cả những người Do Thái có nguồn gốc Nga, Đức, Nhật... Gần như họ đã hoà nhập vào cuộc sống tại châu Âu trong khi chỉ còn lưu giữ chung một niềm tin tôn giáo. Như vậy người Do Thái tồn tại trong xã hội châu Âu có hai mặt, họ tồn tại được nhờ tiếp cận được văn hoá châu Âu (thời phục hưng và kỷ nguyên ánh sáng), đồng thời luôn có đời sống riêng của cộng đồng dựa trên đức tin vào Do Thái Giáo.



Dân Do thái làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Mới đầu họ làm nghề thủ công và làm nông nghiệp. Đáng chú ý là người Do thái thường thành công trong việc làm giầu, nhất là khi họ chuyển sang thương mại, mở cửa hàng buôn bán. Sau này khi châu Âu phát triển công nghiệp những nhà tư bản gốc Do thái chiếm một phần đáng kể. Tất nhiên đi đôi với tích luỹ tư bản bao giờ cũng bị mang tiếng là tham lam, ky cóp và bóc lột. Sự thành công của người Do Thái trong làm ăn buôn bán lại làm cho họ lại bị xua đuổi. Ở Nga năm 1881, chế độ Nga Hoàng có chính sách xua đuổi người Do Thái vì thế gây ra hàng loạt vụ giết người Do Thái. Chính vì sự kỳ thị này mà bác sĩ Leon Pinsker đã viết cuốn "Autoemanzipation" -tự giải phóng, xuất bản ở Odessa-1882 để lên tiếng bảo vệ người Do Thái. Pinsker cũng được coi là người đầu tiên của phong trào Zionism - phong trào phục quốc Do Thái. Năm 1892 người Pháp kết tội một số nhà tư bản Do Thái là nguyên nhân phá sản của công ty Panama-kanal, đẩy nước Pháp vào khủng hoảng kinh tế. Năm 1894 Dreyfus, một người gốc Do Thái, bị kiện ra toà án sử tội phạm chiến tranh. Vụ Dreyfus Affair này làm dấy lên phong trào Antisemitism - phong trào bài Do Thái. Mặc dù Dreyfus sau này được minh oan nhưng giường như ngọn lửa tức giận đã bùng lên và không thể dập tắt được nữa. Người Do Thái bị lên án ở khắp châu Âu. Đặc biệt ở Đức, dưới chế độ Hitler tháng 11 năm 1938 được gọi dưới cái tên Novemberpogrom, hàng loạt cửa hàng, tài sản của người Do Thái bị đập phá. Sau những vụ này người Do Thái di cư phần lớn sang Mỹ , một số ít sang Canada và Argentina. Những gì diễn ra tiếp theo trong chiến tranh thế giới thứ 2 thì không nói mọi người cũng đã biết.
Sau khi thành lập nhà nước Israel năm 1948 trên mảnh đất Palestine, người Do Thái kêu gọi nhau về xây dựng đất nước, họ lại lục đục kéo về. Nhưng trước sự chống phá của người Hồi giáo làm cho cuộc sống trở lên bất ổn một số người Do Thái lại tìm cách ra đi. So với các sắc dân thiểu số di cư khác thì người Do Thái là người thành công nhất trên thương trường cũng như trong chính trị.
Từ việc di dân của người Do Thái có thể rút ra kết luận là: Tôn giáo và văn hoá nói chung có thể tồn tại đan xen, nhưng cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn trước khi đi đến hoà giải. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự di dân sẽ còn diễn ra mạnh mẽ hơn nữa, nó sẽ làm nảy sinh các vấn đề văn hoá xã hội phức tạp còn khó khăn hơn cả những gì đã diễn ra với người Do Thái.
Zionism: (Zion là tên một ngôi đền Do thái)

Phong trào phục quốc Do thái xuất hiện trên quan điểm cho rằng người Do thái ở châu Âu bị thiệt thòi trong các mâu thuẫn với các dân tộc khác bởi do không có một nhà nước bảo vệ họ. Nhà văn người Áo, Theodor Herzl, chính thức đưa ra quan điểm này năm 1896 với tác phẩm "Nhà nước Do thái". Một năm sau, 1897, hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Basel đưa ra tuyên bố kêu gọi thành lập nhà nước Israel trên mảnh đất Palestine. Đồng thời kêu gọi tất cả những người Do thái trở về xây dựng quốc gia. Năm 1909 ra đời thành phố đầu tiên cho người Do thái, thành phố Tel Aviv. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất người Do thái chỉ chiếm 10% dân số ở Palestine. Tuy nhiên con số này tăng lên nhanh chóng, dần gây ra mâu thuẫn với người Arập đang sống tại đó. Cùng với phong trào Zionism, ở châu Âu xuất hiện phong trào Antisemistism chính là nhằm chống đối lại. Hai phong trào này gần như cân bằng cho đến khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra. Người Đức tưởng họ dứt điểm được Zionism, nhưng đâu ngờ họ chính là nguyên nhân sâu xa của việc ra đời nhà nước Israel vào năm 1948. Người ta không nghi ngờ gì là ngưòi Do Thái quá thiệt thòi do không có nhà nước riêng bảo vệ họ. Liên hiệp quốc, khi nó mới được thành lập, cũng không ngờ hậu hoạ của một quyết định mang đầy tính nhân đạo lại biến trung đông thành lò lửa chiến tranh tôn giáo. Sự ra đời của nhà nước Israel còn phải kể đến đóng góp của Anh, Mỹ và Vatican.
Phong trào zionism xuất hiện trong thập kỷ 19-20, là thập kỷ của những phong trào quốc tế, cho ta thấy chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế vẫn còn đang đan xen lẫn nhau, cả hai đều có lúc dâng lên rồi chìm xuống, chưa biết sẽ ngã ngũ ra sao trong thế kỷ 21.


Những người đàn ông Do Thái ôm nhau .


Những người đàn ông Do Thái ôm nhau .


Góp nhặt mỗi cái một ít ^^
Nguồn tham khảo