Pages

Thursday, November 28, 2013

Friday, November 1, 2013

Những Cảnh Đầy Đọa Và Tàn Sát Người Do Thái – Nguyễn Hiến Lê

Những Cảnh Đầy Đọa Và Tàn Sát Người Do Thái – Nguyễn Hiến Lê


Trước hết, chúng tôi xin kể thân phận người Do Thái ở các xứ theo Hồi giáo. Xét chung thì ở các xứ này, số người Do Thái không đông (cả thảy chỉ độ một hai triệu) và tình cảnh của họ không đến nỗi bi đát như ở châu Âu.

Theo Clara Malraux trong “Civilisation du Kibboutz” (Editions Gonthier – 1964) thì tình cảnh của họ như sau:

Tại Ba Tư; năm 1875: Hễ một người Do Thái đụng tới một vật gì thì vật đó hoá ra dơ dáy; vậy Do Thái ở Ba Tư cũng như hạng tiện dân (intouchable) ở Ấn Độ. Người Do Thái không được mở quán tạp hoá, trừ trong tỉnh Hamadan.
  Ngày mưa họ không được ra khỏi khu vực riêng của họ – khu đó gọi là mellah, cũng tựa như ghetto ở châu Âu – vì nếu họ đụng nhằm áo ướt của một người theo Hồi giáo thì người này hoá ra dơ dáy.

Một người Do Thái không được làm chứng và tuyên thệ ở toà án. Một người Hồi giáo giết một người Do Thái thì chỉ phải đền cho thân nhân người bị giết 140 kraus, rồi được tự do; người Do Thái tuyệt nhiên không được chống án.
Tại Maroc, người Do Thái không được pháp luật coi là công dân. Họ ở dưới quyền cai trị của nhà vua, nhà vua muốn xử với họ ra sao thì xử không cần theo luật pháp gì cả, có thể bắt họ làm nô lệ, giết họ cũng được nữa.

Tại Yemen, cho tới khi quốc gia Israel thành lập năm 1948, người Do Thái không được phép lớn tiếng trước mặt một người Hồi giáo, không được cất nhà cao hơn nhà các người Hồi giáo, không được đụng chạm người Hồi giáo, không được cùng bán một món hàng với người Hồi giáo, phải đứng dậy trước mặt một người Hồi giáo. Ngoài ra ngay từ hồi Mohamed (1), người ta đã cấm họ ăn mặc  những màu lợt, mang khí giới, từ lúc mặt trời lặn cho tới lúc mặt trời mọc không được ra khỏi khu riêng của họ; họ bắt buộc phải làm những việc dơ dáy như đổ thùng, có trẻ mồ côi thì phải giao cho nhà cầm quyền để nhà cầm quyền cho nó theo Hồi giáo.

Cũng có khi nhà cửa của họ bị tàn phá, thân họ bị đánh đập, chém giết nhưng đều do những nguyên nhân kinh tế, xã hội, chớ không do nguyên nhân tôn giáo. Và tuyệt nhiên không có những phong trào diệt chủng như ở châu Âu.

Sở dĩ vậy vì Hồi giáo không kỳ thị Do Thái giáo mạnh mẽ như Ki-tô giáo kỳ thị (2). Do Thái và Hồi giáo chấp nhận được nhau, đôi khi còn góp sức với nhau để chống kẻ thù chung nữa, như trong những thời Hồi giáo đi xâm chiếm các nước khác, đặc biệt là chiếm vài nước ở châu Âu, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

***

Tại các xứ theo Ki-tô giáo

Tại các xứ theo Ki-tô giáo, nhất là ở châu Âu thân phận người Do Thái điêu đứng hơn nhiều, không thể tưởng tượng nổi.

Suốt mười mấy thế kỷ, không ở nơi này thì ở nơi khác, lúc nào cũng có những người Do Thái bị cái cảnh: “ghetto”, “pogrom”, hoả hình, lò thiêu, phải mang trên áo hình bánh xe hoặc hình ngôi sao vàng (một ngôi sao sáu cánh gọi là ngôi sao David) như tội nhân mang áo dấu: bị trục xuất, hoặc bắt buộc phải từ bỏ tôn giáo của họ mà theo tôn giáo khác: bị trút lên đầu tất cả những tội lỗi mà họ không hề gây ra; bị treo cổ, dìm nước, thọc tiết, thiêu sống… đâu đâu họ cũng gặp những cảnh địa ngục, chỉ vì họ là Do Thái.

Những hồi họ được sống yên ổn nhất thì thân phận của họ cũng chỉ như thân phận một nô lệ, một tên cùi hũi . Người ta cấm họ có bất động sản, thành thử muốn theo nghề nông thì họ chỉ có thể làm nông nô, tá điền. Muốn khá giả họ phải ở châu thành làm thợ kim hoàn, hoặc buôn bán, đổi tiền, cho vay. Giáo hội Ki-tô cấm tín đồ cho vay lấy lãi nên nghề sêt-ti, nghề ngân hàng gần thành độc quyền của họ. Cha truyền con nối, nhờ có kinh nghiệm của những thế hệ trước, họ làm giàu rất mau, chính vì giàu mà gây nhiều kẻ thù.

Người ta bắt họ phải sống trong những khu biệt lập gọi là ghetto, ban đêm không được ra khỏi khu. Những ghetto nổi danh nhất là ghetto Venise thành lập năm 1516, trong đó họ sống chui rúc như trong những hang chuột, chịu đủ thứ cấm đoán, mất hết tự do.

Sự học hành của họ bị hạn chế. Ngay đầu thế kỷ XX  ở Nga, trẻ con Do Thái cũng khó kiếm được một chỗ học. Chính phủ Nga không ra mặt cấm hẳn mà dùng một chính sách xảo trá, ra một sắc lệnh cho các trường Trung học chỉ được thu một số học sinh Do Thái bằng 10% số học sinh theo Ki-tô giáo, trong khi châu thành nào có người Do Thái thì số dân Do Thái cũng chiếm từ 30 đến 80% trong số dân vì họ bắt buộc phải sống chung gần như trong những ghettocủa Đức, Ba Lan.

Nếu chẳng may trong nước có một tai hoạ gì, bất kể là do tự nhiên hoặc do nhân sự, thì người ta trút hết cả tội lỗi lên đầu lên cổ họ. Mất mùa mà đói kém ư là tại tụi Do Thái đã làm cho Thượng đế nổi giận; bệnh dịch hạch phát sinh ra ư, chết hàng triệu người ư, cũng tại tụi Do Thái nữa; chiến tranh mà bại ư, tại tụi Do Thái phản trắc, ngầm cấu kết với địch; có đảo chánh ư, cũng tại âm mưu của Do Thái.

Người ta bắt họ đóng thuế thật nặng, vắt họ như vắt bò sữa, có khi tịch thu tài sản rồi đẩy họ ra khỏi cõi, thời nào cũng vậy, chớ không phải chỉ trong thời Đức Quốc Xã, thế chiến vừa rồi. Tình cảnh đó bất công đến nỗi một người trong Công giáo đã phải thốt ra câu này: “Nếu chỉ cần ghét tụi Do Thái cũng đủ là một người công giáo ngoan đạo thì hết thảy chúng ta đều là những công giáo ngoan đạo”.

***
Các cuộc tàn sát Do Thái

Từ hồi viễn chinh của Thập tự quân, thế kỷ XI cuộc tàn sát Do Thái mới thực sự bắt đầu.
Năm 1096 người ta rủ nhau đi giải thoát mộ của Chúa Ki-tô, và còn có gì hữu lý đứng trước khi làm việc thiêng liêng đó, phải trả thù những kẻ mà non 1100 trước đã chịu trách nhiệm vẽ cái chết của Chúa, đã giết Chúa.

Ở Worms trong hai ngày người ta giết tám trăm người Do Thái; bất kể là đàn ông đàn bà, già trẻ, hễ là Do Thái mà không chịu theo đạo Ki-tô là bị chém giết bằng gươm, bằng giáo, bằng thuổng cuốc.

Ở Mayence, cảnh còn rùng rợn hơn nữa vì người Do Thái chống cự lại, rồi như say máu, họ quay lại giết chinh người cùng đạo với họ, giết cả vợ con, cha mẹ họ! Thật là kinh khủng. Có những bà mẹ đương cho con bú, cầm ngay lấy dao hay gươm cứa cổ con để cho chúng khỏi chết vì tay những người không theo đạo Do Thái. Bảy trăm người chết trong vụ đó.
Cộng hai vụ là một ngàn rưởi mạng. Một ngàn rưởi mạng đó đã tạo cho dân Do Thái một tâm hồn mới: họ biết rằng không thể sống chung được nữa, người ta cũng bắt họ phải đổi đạo thì họ lại càng cương quyết giữ đạo, giữ truyền thống của họ.

Thù oán họ nhứt là một số tín đồ Ki-tô giáo. Người phương Đông chúng ta đọc lịch sử phương Tây không làm sao hiểu nổi cái mối thù non hai ngàn năm của đa số dân chủng châu Âu đối với dân tộc Do Thái. Tôi có cảm tưởng rằng người phương Tây có tinh thần – tôi gần như muốn nói là cái “máu” kỳ thị màu da và tôn giáo. Chỉ ở châu Âu chúng ta mới thấy những chiến tranh tôn giáo dằng dai và kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại; và chỉ ở Mỹ – cũng là gốc Âu nữa – chúng ta mới thấy những vụ tàn sát da đỏ và da đen nối tiếp nhau hàng thế kỷ.
   Người phương Đông chúng ta vẫn thường chém giết nhau vì quyền lợi, vì danh dự, đôi khi cũng vì tín ngưỡng, nhưng cơn giận xong rồi thì thôi, Việt Nam, Trung-hoa, Nhật Bản hay Triều Tiên… lại vui vẻ sống chung với nhau, buôn bán với nhau, gả con gả cháu cho nhau, nhậu nhẹt với nhau, làm thơ tặng nhau, có bao giờ mà thù nhau truyền kiếp như đa số người theo Ki-tô giáo đối với những người theo Do Thái giáo, hoặc đa số người Mỹ da trắng đối với người Mỹ da đen.

Mà hai tôn giáo đó – Do Thái giáo và Ki-tô giáo – vốn là anh em với nhau chứ! Thánh Mẫu Marie và Chúa Ki-tô đều là Do Thái cả. Cả hai đều tuân theo những luật của Moïse, một vĩ nhân của Do Thái. Chúa Ki-tô lại còn giảng đạo trong những giảng đường của Do Thái giáo, môn đệ của Ngài đều là người Do Thái. Người ta bảo các thầy tu và tín đồ Do Thái đứng về phía nhà cầm quyền La Mã mà phản Ngài, nên Ngài mới bị xử tử, và khi Ngài bị đóng đinh trên thánh giá, tụi Do Thái reo: “Nếu chúng ta có tội thì máu hắn cứ rớt lên đầu chúng ta và con cái chúng ta”, rồi người ta dựng lên một thuyết kỳ dị rằng dân tộc giết Chúa sẽ đời đời kiếp kiếp bị một hình phạt rất nặng là lang thang hoài trên thế giới để chuộc tội.

Những điều tôi mới trình bày ở trên đều rút trong bài “L’antisemitisme, plaie des temps moderne” của Léon Poliakov đăng trong Le Courrier de l’Unesco số đặc biệt tháng mười năm 1960.

Trong số tháng giêng năm 1961, cũng tạp chí đó, linh mục Congar, viết một bài trả lời Léon Poliakov, nhan đề là Les chrétiens et l’ antisemitisme, đại ý nói rằng ý kiến của Léon Poliakov có phần đúng, nhưng có vài điểm ông không đồng ý, chẳng hạn:
1. Người Công giáo ghét người Do Thái không phải là vô lý: trong bốn thế kỷ đầu sau Tây lịch, người Công giáo bị giết hại rất nhiều vì sự tố cáo của người Do Thái
2. Sự thù oán Do Thái do tôn giáo khác nhau chứ không do óc kỳ thị chủng tộc.
3. Chính người Do Thái tự sống cách biệt với người Công giáo chứ không phải tại người Công giáo dồn họ vào các ghetto.
4. Tư tưởng Công giáo thời xưa không chống riêng gì người Do Thái mà chống hết thảy những người ngoại đạo, Do Thái hay không Do Thái.
5. Trong giới Công giáo cũng có nhiều người bênh vực Do Thái, như Giáo hoàng Pie XI, Pie XII.

Ông Poliakov nhận rằng bốn điều 1, 2, 3, 5 đều đúng và ông cũng nghĩ như Linh mục Congar có khác chỉ là ở tiểu tiết thôi. Nhưng về điểm 4 thì ông giữ ý kiến của ông: rõ ràng là người Do Thái bị người Công giáo ghét một cách đặc biệt vì cái mối thù “giết Chúa” từ hồi xưa.

Người Do Thái có giết Chúa không? Điều đó, chúng tôi không biết. Việc xảy ra đã non hai ngàn năm rồi, nhà khảo cứu nào dám chắc là nắm được sự thực? Nhưng dù rằng Chúa Ki-tô chết vì bị vu oan, bị phản, thì những thầy tu và tín đồ đã phản Ngài cũng không phải là toàn thể dân tộc Do Thái, không phải là toàn thể những người Do Thái có mặt lúc đó nữa. Vả lại thời nào, dân tộc nào mà chẳng có những tăng lữ thối nát hoặc sợ sệt hùa theo chính quyền. Chính Chúa Kitô trước khi tắt thở còn “xin Cha tha thứ cho họ vì họ không biết họ làm gì”, thế thì tại sao người ta lại thù oán cả dân tộc Do Thái, thù lây đến cháu chắt của họ cả mấy chục đời sau nữa?

Sau vụ tàn sát năm 1096 ở châu Âu, tiếp tới các vụ dưới đây:
Năm 1113, “pogrom” đầu tiên ở Kiev, Ukraina ( Nga). Chúng tôi không được biếtpogrom hồi đó kinh khủng ra sao, nhưng đọc những tài liệu mới đây viết về đời cô Golda Meyerson, (bộ trưởng Bộ ngoại giao của Israel hồi nhỏ sống ở Nga) được biết ở cuối thế kỷ XIX, tại Nga, Ba Lan, người Do Thái vẫn còn bị cái hoạ pogrom, pogrom là một tiếng Nga có nghĩa là bạo động phá phách. Thỉnh thoảng dân Nga hay Ba Lan vì một chuyện xích mích gì đó, nổi điên lên rủ nhau từng đoàn hàng mấy trăm người, cầm dao, búa, gươm, gậy vào những khu Do Thái mà khủng bố, đập phá, chém giết vô tội vạ. Cuộc bạo động lan từ tỉnh này qua tỉnh khác, một vài tháng mới dẹp xuống. Dân Do Thái mỗi lần nghe tin một đợt pogrom nổi lên, sợ xanh mặt, đóng kín cửa lại, chặn hai ba lớp, không dám ló mặt ra, hồi hộp đợi từng giờ từng phút, luôn trong mấy ngày, cho bọn hung thần đi qua. Mặc dầu vậy, chủng vẫn tông cửa xông vào, rất ít gia đình Do Thái tránh được.




Chính Chaim Weizmann (2), tổng thống đầu tiên của Israel, trong cuốn Naissance d’Israël (Ganimard 1957) nhắc lại những nỗi kinh khủng của đồng bào ông trong những vụ pogrom năm 1881 và 1903.

Năm 1138 – Bọn Alhomade tàn sát Do Thái ở Tây Ban Nha.
Năm 1182 – 1198 – Vua Philippe Auguste lưu đày tụi Do Thái
Năm 1189 – Viễn chinh lần thứ ba của Thập tự quân. Tàn sát Do Thái ở Anh.
Năm 1215 – Giáo Hoàng Innocent III ra lệnh cho Do Thái phải đeo hình bánh xe nhỏ (rouelle) ở ngực.
1254 – Vua Saint Louis lưu đày Do Thái.
1290 – Do Thái bị trục xuất ra khỏi Anh.
1330-1338 – Do Thái bị tàn sát ở Đức.
1348 – Nhân bệnh dịch hạch hoành hành ở châu Âu, người trút tội lỗi lên đầungười Do Thái và tàn sát họ
1391 – Do Thái bị giết ở Séville và bắt buộc phải cải giáo ở Tây Ban Nha
1394 – Vua Charles VI lại lưu đầy người Do Thái.
1421 – Do Thái bị trục xuất khỏi Vienne.
1492- Do Thái bị trục xuất khõi Tây Ban Nha
1495 – Do Thái bị trục xuất khỏi Lithuanie.
1498 – Do Thái bị trục xuất khỏi Bồ Đào Nha.
1516 – Thành lập ghetto đầu tiên ở Venise.
1563 – 1656 – Do Thái bị tàn sát ở Ukraine, Đức, ba Lan, Áo
1670 – Do Thái bị trục xuất khỏi Vienne
1740- Do Thái ở Prague bị lưu đày.
1768 – Nhiều vụ pogrom xảy ra ở Ukraine.
1827 – Nga hoàng Nicolas I bắt buộc các trẻ em Do Thái phải cải giáo.
1866 – Nhiều vụ pogrom xảy ra ở Roumanie
1883 – Nhiều vụ pogrom xảy ra ở Nga.
1883 – Do Thái bị trục xuất khỏi Moscow.
1894 – Vụ Dreyfus (trong chương sau chúng tôi sẽ kể)
1903 – Một vụ pogrom xảy ra ở Kichinev (Roumanie)
1905 – Nga thua Nhật – Cách mạng nổi lên ở Nga, và người ta lại trút cả tội lên đầu Do Thái do đó có nhiều vụ pogrom xảy ra trong tháng 10.
1919-1921 – Nhiều vụ pogrom xảy ra ở Nga

Bảng liệt kê ở trên, chúng tôi trích trong cuốn Israel của David Catarivas. Dĩ nhiên, ông chỉ ghi những vụ lớn lưu danh trong lịch sử châu Âu thôi, còn những vụ hành hung; giết chóc lẻ tẻ, trong mỗi tỉnh, mỗi làng thì không thể nào chép hết được.

Nhưng tất cả những vụ đó, ngay cả những vụ ở Worms, ở Mayence, thế kỷ XI,cũng không thấm vào đâu so với những vụ tàn sát Do Thái ở Ba Lan và Đức trong thế chiến vừa rồi.


Đã kỳ thị tôn giáo, nay lại thêm kỳ thị chủng tộc

Trước kia người ta thù oán, căm hận nổi điên  lên mà chém giết cho hả, lần này thì Đức Quốc Xã của Hitler tàn sát Do Thái một cách bình tĩnh, có kế hoạch, có tổ chức theo đúng tinh thần khoa học, cho nên ghê gớm rùng rợn vô cùng, không tiền khóang hậu trong lịch sử nhân loại.

Người ta muốn tận diệt người Do Thái và như vậy, nhen lại lòng kỳ thị tôn giáo dĩ nhiên, là không đủ, rất nhiều người Do Thái đã cải giáo rồi, lấy lẽ gì mà giết họ. Cho nên người ta phải gây thêm lòng kỳ thị chủng tộc: hễ tổ tiên ba bốn mươi đời là Do Thái thì cũng bị giết, bất kỳ là đã cải giáo hay không cải giáo. Muốn kỳ thị chủng tộc, thì phải có một thuyết phân biệt chủng tộc: Dân Đức Quốc Xã moi các sách cũ trong thư viện ra và tim thấy cuốn Espèces de Plantesxuất bản năm 1753 của nhà vạn vật học Thuỵ Điển tên là Linné (1707-1778). Linné phân loại cây cỏ làm 24 giống, vạch những tinh chất đặc biệt của mỗi giống, lập thành một hệ thống tài tình được các nhà khoa học thế giới rất hoan nghênh. Phân loại cây cỏ rồi, ông phân loại tới loài người: “giống Âu da trắng  siêng năng”, “giống Á da vàng dai sức”, “giống Phi da đen  bạc nhược” và “giống Mỹ da đỏ  nóng nảy”.

Thế là thuyết chủng tộc đã phát sinh và những người sau tha hồ mà phân tích, tưởng tượng, chia thêm ra vô số tiểu chủng nữa: giống Âu gồm những tiểu chủng Mông cổ, Thái, Mã Lai… Người ta cố tìm những nét đặc biệt về sắc, tướng của mỗi giống rồi cố giảng rằng những sắc, tướng đó quyết định tính tình, đức tốt, và tật xấu của con người. Cố nhiên, trong các giống người đó, có giống Do Thái và người ta tranh nhau vạch những đức cũng những tật của người Do Thái mà quên rằng thế giới hiện nay nếu còn có một giống Do Thái thì giống đó tất phải là những người Ả Rập sống trên lưu vực sông Euphrate, chứ không phải là những người Do Thái đã nhập tịch Anh, Đức, Ý, Mỹ.., và sống ở London, Berlin, La Mã, New York… vì những người này đã lai cả chục lần rồi, trong huyết quản may lắm là còn giữ được một phần mười máu của tổ tiên họ hồi theo Moïse mà định cư ở Israel.

Và người ta reo mừng rằng đã kiếm được một “căn bản khoa học” cho chủ nghĩa bài xích Do Thái.

Sau thế chiến thứ nhất, Đức Quốc Xã nắm ngay lấy cơ hội, tuyên truyền rằng giống Do Thái có máu quỉ quyệt, phản bội - thì xưa họ chẳng phản Chúa đấy ư? – không khi nào đồng hoá với các dân tộc khác, sống ở xứ nào cũng như bọn người lạ, chỉ tìm cái lợi cho họ mà nhiều khi chống lại chính phủ - thuyết cộng sản chẳng phải là thuyết của Karl-Marx, một tên Do Thái đấy ư? – Vậy để cho họ sống, sẽ có hại cho nền an ninh của Đức, mà một giống thông minh nhất thế giới, anh hùng nhất thế giới, tài giỏi nhất thế giới, cao thượng nhất thế giới sẽ lai bậy bạ mà sa đoạ lần lần mất. Phải tống cổ tụi Do Thái đi, sau khi tịch thu tài sản của chúng; như vậy lợi cho quốc gia biết bao, vì người Do Thái nào mà chẳng có nhiều tải sản: bọn đó là con buôn ham tiền mà keo cú, tích luỹ tiền đã mấy chục đời rồi!
Mới đầu người ta cấm họ hành nghề, rồi người ta cấm họ vào các rạp hát, các thư viện, các viện tàng cổ. Họ vẫn nhẫn nhục ở trong cái xứ mà từ bấy lâu nay họ đã coi là tổ quốc, dù sao như vậy vẫn còn hơn là làm bọn hành khất ở các nước khác. Rồi người ta cấm họ mướn người ở – một giống hạ tiện đâu có quyền mướn một người thuộc giống cao quý nhất thế giới – lại bắt họ phải đính ngôi sao David (3) lên áo để cho mọi người dễ nhận ra họ như nhận tụi cùi, tụi tù nhân. Không ngờ ở thế kỷ chúng ta mà câu tục ngữ Nga này lại đúng đến thế: “ Không ai dám chắc suốt đời không phải làm kẻ ăn mày hoặc kẻ tù tội!”

Từ các nhà bác học tới các giáo sư Đại học, các giám đốc ngân hàng, hễ tổ tiên ba bốn mươi đời là Do Thái, thì cũng đành phải xin tờ hộ chiếu của một nước khác, rồi bỏ hết tài sản lại cho Đức Quốc Xã, xách một va li nhỏ đựng ít quần áo rồi ra đi. Một sản phẩm lạ lùng của thế giới văn minh này là tờ hộ chiếu. Không có tờ đó hộ thân thì có tài đức bực gì cũng bị nhốt khám? Có khi ở trong một xứ, đi từ tỉnh này qua tỉnh khác cũng phải có một tờ hộ thân. Einstein, nhà bác học làm vẻ vang cho cả nhân loại, đã được chính phủ Đức ban cho đủ các ân huệ, dựng một tượng bán thân của ông ở Postdam, tặng ông một dinh thự và một chiếc tàu buồm, gọi là tỏ “lòng quý mến và ngưỡng mộ bất tuyệt” của dân tộc mà rồi ít năm sau, người ta đòi lại tất cả những cái đó, ông sợ, không dám trở về quê quán nữa, trốn ra đi, qua Bỉ, sống lén lút trong một ngôi nhà có cửa song sắt và đêm nào cũng phải có một người lính canh cho ngủ. Ở Bỉ cũng không yên, ông lại phải trốn qua Mỹ, nhập tịch Mỹ làm giáo sư trường Đại học Princeton.

Freud cũng là một bậc thiên tài của nhân loại, đã phải trốn trước Einstein từ năm 1938, hồi 80 tuổi, ông qua ở nhờ nước Anh, gặp văn sĩ Stefan Zweig ở London. Trước kia trong cuốn L’avenir d’ une illusion (Tương lai của một ảo ảnh), Freud đã bảo rằng nhân loại xây dựng được nhiều nền văn minh, nhưng số người văn minh thì thời nào cũng rất ít, và đa số chỉ có cái bề ngoài là văn minh; họ hoảng sợ khi nghĩ tới chuyện giết người, hiếp dâm nhưng rồi chính họ, nếu gặp cơ hội thoả mãn thú tính của họ mà không bị trừng trị thì sẽ không do dự gì cả, thẳng tay làm hại đồng loại bằng mọi phương tiện tàn nhẫn, bỉ ổi, không ngờ mà ngay trong đời ông, ông phải thấy thuyết của ông đúng quá: ông và hàng triệu đồng bào của ông đã là nạn nhân của cái nền văn minh bề ngoài ấy của phương Tây.

Freud chết ở London năm 1936. Ba năm sau, nghe thấy những tin tức rùng rợn về cuộc tàn sát Do Thái ở Trung Âu và Tây Âu, Stefan Zweig âu sầu quá, tự tử sau khi đã để lại cho đời một hồi ký thê thảm nhan đề “Le monde d’hier” (Thế giới hôm qua) trong đó có đoạn chua chát:
“Những cái thảm thương nhất trong bị kịch Do Thái ở thế kỷ XX này là những kẻ bị tai hoạ không thể hiểu nổi ý nghĩa của bi kịch đó; tại sao người ta lại giết họ khi họ không có lỗi gì cả? Thời trung cổ, tổ tiên họ phải đau khổ, nhưng ít nhất cũng hiểu mình đau khổ vì cái gì: vì tín ngưỡng, vì luật trong đạo (…). Và khi người ta liệng họ lên giàn hoả, thì họ ôm Thánh Kinh vào lòng, nhờ nhiệt tâm trong lòng mà chịu được sức nóng của ngọn lửa thiêu họ (…) Nhưng đã từ lâu rồi, những người Do Thái ở thế kỷ XX không còn tín ngưỡng đó nữa, chỉ muốn sáp nhập vào các dân tộc khác (…); đã từ lâu rồi họ thành, những người Pháp, Đức, Anh, Nga, không còn nhiều tính cách Do Thái nữa, thì tại sao người ta lại tàn sát họ, hốt họ như hốt bùn trên đường (…) Tại sao họ phải chịu hoài số kiếp đó? Mà chỉ có riêng họ phải chịu? Người ta tàn sát họ như vậy là có lý do gì không? Có ý nghĩa gì không? Có mục đích gì không? Tại sao?


Chú thích:
Giáo chủ Hồi giáo (570 – 632) hồi xưa quen viết là Mahomet
Theo J. madaule trong Les Juifs et le monde actuel –Flammation – 1963
Ông sanh ở Motel (tỉnh Minsk) trên đất Nga – Có sách viết là Zaim Weizmann.
Vua thứ nhì của Israel, đã thắng dân tô(c Philistin (khoảng 1000 năm trước Tây lịch)

Thursday, August 29, 2013

Lịch Sử Vùng Đất Thánh Địa Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem

Lịch Sử Vùng Đất Thánh Địa Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem

Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem là thánh địa của 3 môn phái lớn trên thế giới: 


Do thái 



Kitô phái  



Hồi phái



Tư liệu lịch sử cổ Ai Cập đã nói đến Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem, có từ 3.000 năm Trước Công Nguyên. 


Với người Do Thái , Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem là nơi Vua David lập thành đô. 



Với người Kitô phái , Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem là nơi xảy ra nhiều sự kiện cuối đời của Chúa Giêsu, nhất là biến cố tử nạn phục sinh của Ngài. 

Với người Hồi phái , Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem là nơi tiên tri Muhammad đã đến hành hương, là thánh địa quan trọng của họ sau Mecca và Medina trung tâm của đạo Hồi ở Ả rập Saudi. 

Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem, tiếng Do Thái gọi là Yerushalayim, người Ả rập gọi là Al Quds. Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem là một ngã tư nơi xảy ra nhiều cuộc tranh chấp. Khảo cổ xác minh điều đó ở những di tích của thành cổ còn sót lại. 

Lịch Sử Vùng Đất Thánh Địa Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem là những cuộc chiến tranh, thôn tính, tàn phá và xây dựng lại. Đế quốc Babylon, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã, Byzantine, Thỗ Nhĩ Kỳ, Ottoman, Anh đều đã đặt chân lên Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem  Trong mọi thời kỳ, đền thờ vốn là biểu tượng của Israel vinh quang và nhục nhã, trung thành và phản bội. 

Năm 1000 Trước Công Nguyên, vua David thiết lập Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem như là kinh đô của Liên hiệp Vương quốc Israel và Judah và từ đó cai quản Mười hai bộ lạc của Israel.

Năm 970 Trước Công Nguyên, con của vua David là vua Solomon trở thành vua của Israel. Trong vòng mười năm, Solomon bắt đầu xây dựng Đền thờ thiêng liêng được biết đến như là Đền thờ Đầu tiên.



Năm 722 Trước Công Nguyên, người xứ Assyria chinh phục vương quốc Israel.



Giai đoạn Đền Thờ thứ nhất kết thúc vào khoảng 586 trước Công Nguyên, khi vua nước Babylon là Nebuchadnezzar II thân chinh đốc suất đại binh phạt Vương quốc Judah và phá hủy Đền thờ Do Thái. 

Năm 516 TCN Đền thờ thứ hai được hoàn thành vào triều đại vua Darius Đại Đế.

Alexander Đại Đế chinh phục Đế quốc Ba Tư, vùng đất Israel rơi vào quyền cai trị của người Hy Lạp cổ (Hellenistic Greek), cuối cùng lại mất vào tay Vương quốc Ptolemaios rồi lại mất vào tay Vương quốc Seleukos.

Triều đình Seleukos cố gắng cải tạo lại Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem khi một thành phố theo văn minh Hy Lạp trở thành người đứng đầu sau khởi nghĩa Maccabean thành công năm 168 TCN lãnh đạo bởi tu sỹ Mattathias cùng với 5 người con trai của ông ta chống lại Antiochus Epiphanes, và họ thành lập Vương quốc Hasmonean năm 152 TCN với Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem một lần nữa là kinh đô của vương quốc. Vương quốc Hasmonean kéo dài trên một trăm năm, nhưng sau đó khi Đế quốc La Mã trở nên hùng mạnh hơn họ dựng lên Herod như là một vua chư hầu người Do Thái. Vương quốc của vua Herod cũng kéo dài trên một trăm năm. Bị đánh bại bởi người Do Thái trong cuộc khởi nghĩa Do Thái thứ nhất năm 70, cuộc chiến tranh Do Thái-La Mã đầu tiên và cuộc khởi nghĩa Bar Kokhba do Simon bar Kokhba lãnh đạo năm 135 CE đã đóng góp đáng kể vào số lượng và địa lý của cộng đồng Do Thái ở nước ngoài, do một phần lớn dân số Do Thái của vùng đất Israel bị trục xuất rồi bị bán làm nô lệ trong toàn Đế quốc La Mã. Kể từ đó, những người Do Thái đã sống trên mọi đất nước của thế giới, chủ yếu là ở châu Âu và vùng Trung Đông.

Những người Do Thái không bị trục xuất trong thời kỳ Đế Quốc La Mã là người Do Thái Samaria. 
Dân số hiện nay của người Do Thái Samaria là khoảng 800 người.


Hình ảnh người Do Thái Samaria ngày nay




Năm 614 người Ba Tư chiếm được Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem.



Năm 638, người Ả rập chiếm được Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem, họ cho xây tại chính tâm Đền thờ giáo đường El Apsa, sau đó giáo đường Omar. 

Kể từ đó, người Do Thái thường đến than khóc tại bức tường Than Khóc.

Hình ảnh bức tường Than Khóc từ đầu đến khúc 1:20 ( hết )




Năm 1095, bắt đầu cuộc thánh chiến giữa Kitô phái và Hồi phái.



Năm 1099, Thập Tự quân chiếm đóng, Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem thành một nước thuộc quyền người Kitô.


Năm 1187, Saladin ( Hồi phái ) chiếm được Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem. 





Năm 1516, lại rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau chiến tranh thế giới lần I, năm 1922 Gia Liêm - Giêrusalem - Jerusalem đặt dưới quyền kiểm soát của người Anh. 

Năm 1948, người Do Thái về lập quốc.



Sunday, June 16, 2013

Ảnh Hưởng Của Minh Giáo Lên Do Thái Giáo

Ảnh Hưởng Của Minh Giáo Lên Do Thái Giáo

HỎA GIÁO BA TƯ HAY CÒN GỌI LÀ MINH GIÁO HOẶC MANI GIÁO LÀ TIỀN THÂN
CỦA CÁC ĐẠO THỜ CHÚA

Minh giáo (hay còn gọi là Mani giáo) là một giáo phái bắt nguồn từ Ba Tư, trong truyện Kim Dung thì giáo phái này được lưu truyền vào Trung Quốc từ Diên Tải nguyên niên, đời Đường Võ Hậu.



Nguồn gốc

Mani giáo bắt nguồn từ Ba Tư, truyền vào Trung Quốc thời nhà Đường. Giáo phái này tôn thờ lửa, coi lửa như sự sống của mình. Nên khi truyền vào Trung Nguyên, lấy tên là Minh giáo. Ngoài ra còn bị người giang hồ gọi là Ma giáo, do cách gọi tắt đi từ Mani giáo.
Người lưu truyền Minh giáo từ Ba Tư sang Trung Nguyên là một người Ba Tư tên là Phí Đa Diên mang bộ Tam Tông Kinh của Minh giáo đến triều đình nhà Đường.

Tín đồ Minh Giáo ( Hỏa Giáo Ba Tư ) được phác họa trong game online Kiếm Thế

Tín đồ Minh Giáo ( Hỏa Giáo Ba Tư ) được phác họa trong game online Võ Lâm Loạn Thế





Ngày hai mươi chín tháng sáu năm thứ ba đời Đại Lịch nhà Đường, chùa Minh giáo Đại Vân Quang Minh được xây cất tại Lạc Dương, Trường An. Sau đó tại các thị trấn lớn như Thái Nguyên, Kinh Châu, Dương Châu, Hồng Châu, Việt Châu cũng đều có Đại Vân Quang Minh tự. Tới năm Hội Xương thứ ba, triều đình ra lệnh giết giáo đồ, thế lực Minh giáo đại suy. Từ đó về sau, Minh giáo trở thành một tôn giáo bí mật, phạm cấm, đời nào cũng bị quan phủ truy lùng giết chóc. Để có thể sinh tồn, người trong Minh giáo không thể không hành sự ngụy bí, để rồi chữ Ma trong Ma Ni bị đổi thành Ma, đồng nghĩa với tà ma, người ngoài gọi là Ma giáo.



Đặc trưng

Giáo chỉ của Minh giáo nguyên là làm điều thiện, trừ điều ác, giúp đỡ lương dân.
Giáo chúng Minh giáo chỉ ăn rau phụng thờ Minh vương, là thần lửa, nhưng khi truyền đến Trung Nguyên, do đặc trưng ở đây như núi cao, khí hậu lạnh, lại là người tập võ, nên cho phép ăn thịt, uống rượu.

Giáo chúng Minh giáo quan niệm rằng, con người khi sinh ra ở trong trạng thái trần truồng thì khi chết đi cũng quay trở lại trạng thái trần truồng như lúc đầu.

Vào thời nhà Nguyên, do có xích mích trong nội bộ giáo phái. Nên Bạch Mi Ưng Vương Ân Thiên Chính tách ra khỏi Minh giáo thành lập Thiên Ưng Giáo. Về sau Thiên Ưng giáo lại quay trở về Minh giáo trở thành Thiên Ưng kỳ

Nội bộ của Minh giáo được phân chia như sau:

Đứng đầu là giáo chủ
Hai vị sứ giả gọi là Quang Minh nhị sứ
Bốn vị Hộ giáo pháp vương
Ngũ Tản Nhân
Thiên Địa Phong Lôi tứ môn
Ngũ Hành Kỳ: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
Thiên Ưng Kỳ
Các giáo chúng bình thường
Trước khi Minh giáo sắp bị diệt trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, các giáo chúng có hát một bài kệ. Có lẽ đây là bài kệ từ Ba Tư do người sáng lập Mani giáo viết ra. Thiêu đốt thân tàn ta,
Hỏa thánh bốc bừng bừng.

Khi sống có gì vui,

Thì chết có gì khổ?

Nguyện hành thiện trừ ác,

Cốt sao cho quang minh.

Bao hỉ lạc bi sầu,

Cũng đều thành cát bụi.

Thương thay cho con người,

Lo buồn sao lắm vậy.

Thương thay cho con người,

Lo buồn sao lắm vậy.




Võ công trấn giáo của Minh giáo là Càn Khôn Đại Na Di. Môn võ này chỉ có giáo chủ mỗi đời mới được luyện. Môn võ này có 7 tầng. Tầng sau huyền ảo, khó khăn, và đòi hỏi nội công căn bản hơn tầng trước. Môn võ này là cách luyện vận chuyển chân khí, từ đó thay đổi hướng của lực lượng xung quanh mình lẫn của chính mình. Môn võ này xuất thân từ Mani giáo bên Ba Tư. Được ghi lại trên một miếng da dê. Chưa ai luyện thành hết 7 tầng của môn này ngay cả người viết ra nó. Trương Vô kỵ là nguời có thành tựu cao nhất cũng chỉ luyện thành tầng thứ 6.



Khi nghiên cứu tôn giáo Tây Phương, người ta sẽ nhận thấy có rất nhiều tôn giáo khác nhau nhưng đều thờ một vị Thiên Chúa Duy Nhất (The Only God).Những tôn giáo này xuất hiện tại nhiều nơi khác nhau và trong những thời điểm khác nhau, có thể cách nhau nhiều thế kỷ, nhưng những tôn giáo xuất hiện trước đều có những ảnh hưởng không nhiều thì ít đến giáo lý của những tôn giáo xuất hiện sau. Do đó, khi nghiên cứu về đạo Hồi chẳng hạn, chúng ta không thể bỏ qua ảnh hưởng của Do Thái Giáo và Ki Tô Giáo là những đạo Thiên Chúa đã có trước nó nhiều thế kỷ.

Hỏa Giáo Ba Tư (Zoroastrianism) cũng là một đạo Thiên Chúa xuất hiện từ một ngàn năm trước Công Nguyên và bị Hồi Giáo tiêu diệt vào thế kỷ 10 sau Công Nguyên. Như vậy, Hỏa Giáo đã có trước Ki Tô Giáo cả ngàn năm và có thể đã xuất hiện trước hoặc cùng thời với Do Thái Giáo. Qua hai ngàn năm tồn tại, Hỏa Giáo đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong cả ba đạo Thiên Chúa là Do Thái, Ki Tô và Hồi. Vì Hỏa Giáo đã bị suy tàn hơn 10 thế kỷ qua nên ít có ai quan tâm đến nó, nhưng đối với các nhà chuyên nghiên cứu về tôn giáo thì Hỏa Giáo vẫn có một chỗ đứng quan trọng trong lịch sử các đạo thờ Chúa. Việc tìm hiểu những điều sơ lược về Hỏa Giáo Ba Tư thiết tưởng cũng là một điều cần thiết và bổ ích để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các đạo Chúa hiện nay.

Ảnh hưởng rõ rệt nhất của Hỏa Giáo Ba Tư đối với các đạo thờ Chúa (Do Thái, Ki Tô, Hồi) là ý niệm về Thiên Thần. Tất cả các tên thiên thần quen thuộc như Mi-ca-e (Michel, Micheal) Gabriel, Raphael và ý niệm về các thiên thần hộ mạng (guardian angels) đều là những sản phẩm của Hỏa Giáo Ba Tư. Những ý niệm về thiên thần xuất hiện lần đầu tiên tại Ba Tư (nay là Iran) vào khoảng năm 1000 TCN, khi nước này phát triển một tôn giáo gọi là Zoroastrianism. Tôn giáo này mang tên của vị sáng lập là Zarathrusta, phiên âm sang tiếng Hy Lạp là Zoroaster. Các học giả tôn giáo hiện nay tin rằng Zoroaster là một người có thật, sinh khoảng năm 1000 TCN hoặc sớm hơn và có thể cùng thời với Moses tức khoảng 1250 TCN.

Có một điều rõ rệt nhất là lịch sử Ba Tư đã xác nhận đạo Hỏa Giáo đã từng là quốc giáo của nước này từ thế kỷ 6 TCN đến thế kỷ 7 sau Công Nguyên, tức ròng rã trong 13 thế kỷ! Vào cuối thế kỷ 7, nước Ba Tư bị quân Hồi Giáo Ả Rập xâm chiếm .



Người Trung Quốc gọi đạo Zoroastrianism là Hỏa Giáo, hoặc Thánh Hỏa Giáo, vì trong đền thờ Zoroastrianism, người ta chỉ đốt một ngọn lửa duy nhất đặt trên một cái khay ở bàn thờ để mọi tín đồ tập trung tư tưởng khi cầu nguyện Thượng Đế. Vì vậy, người ta gọi đền thờ của tôn giáo này là "Đền thờ lửa" (The Fire Temple). Sự thật, Hỏa Giáo không thờ lửa và cũng không thờ ai ngoài một Thiên Chúa Duy Nhất mà thôi. Ngôn ngữ Ba Tư gọi vị Thiên Chúa Duy Nhất là Ahura Mazda hoặc gọi là Đấng Toàn Năng (Ormazd). Khi giáo chủ Zoroaster giảng đạo thì cả nước Ba Tư lúc đó đang theo Đa Thần Giáo (Paganism). Zoroaster giảng đạo rất hấp dẫn nên được đa số quần chúng tin theo, nhưng khi Zoroaster yêu cầu họ chỉ thờ một Thiên Chúa duy nhất thì nhiều người lại cảm thấy e ngại vì họ không thể bỏ các vị thần của họ được. Dần dần, các tín đồ Hỏa Giáo biến các vị thần của Đa Thần Giáo thành các thiên thần. Họ mượn tiếng Hy Lạp ANGELUS, có nghĩa là "kẻ được Thiên Chúa sai đến" (One who was sent by God) để gọi các vị thần này. Về sau, Angelus được chuyển sang Anh Ngữ thành Angels. Lâu dần, các thiên thần được hiểu là các Thiên Sứ (Messengers) được Thiên Chúa sai xuống thế gian để thực hiện một sứ mạng nào đó. Trong khi đó, các ác thần của Đa Thần Giáo đều biến thành quỉ (demons).

Người Hỏa Giáo Ba Tư biến đổi các vị thần của Đa Thần Giáo bằng cách thêm hai cánh cho các vị thần mà họ mến chuộng như Vata, Vayu, Mithra v.v... vàthêm đuôi cho các thần hung ác. Những biến đổi này đều xảy ra khoảng thế kỷ 10 TCN. Đến thế kỷ 6 TCN, Hỏa Giáo biến thành quốc giáo của Ba Tư, những ý niệm về Thiên Thần và Ma quỉ đã trở thành những tín điều của tôn giáo này.

Năm 597 TCN, Ba Tư chiếm xứ Judah (tức Do Thái) và năm 539 TCN Ba Tư chiếm toàn vùng Trung Đông trong đó có Babylon, tức Iraq ngày nay.

Sau nhiều thế kỷ Ba Tư cai trị Trung Đông, trong đó có Do Thái và Babylon, Hỏa Giáo đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trên giáo lý của Do Thái Giáo. Sau đó, qua trung gian của Do Thái Giáo, những ảnh hưởng của Hỏa Giáo Ba Tư đã xâm nhập Ki Tô Giáo và Hồi Giáo. Ngày nay, có rất nhiều điều chúng ta tưởng như những sản phẩm tự nhiên của Ki Tô Giáo hoặc Hồi Giáo nhưng thực ra nó đã được sáng tạo bởi Hỏa Giáo từ 1000 năm TCN.


Trước đây, các sách trong Bộ Kinh Thánh Cựu Ước thường được gán cho là của Maisen (Moses) thuộc thế kỷ 13 TCN nhưng theo các học giả chuyên về Thánh Kinh thì các giảo nghiệm khoa học xác nhận hầu hết các sách đó đều được viết trong khoảng thế kỷ 6-5 TCN. Do đó, Maisen không thể là tác giả và chính nhân vật Maisen cũng không có thật. Những phép lạ của Moisen như biến cây gậy thành con rắn và hóa phép cho biển Đỏ rẽ ra để dân Do Thái đi qua an toàn v.v...chỉ là những chuyện thần thoại. Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái hoặc đã được sáng tác hoặc được viết lại dưới thời Do Thái bị Ba Tư đô hộ trong thế kỷ 6-5 TCN. Tác giả Cựu Ước đã đem vào Kinh Thánh Do Thái những điều họ hấp thụ từ Hỏa Giáo Ba Tư:

- Sách Sáng Thế Ký được viết trong thế kỷ 6 TCN kể chuyện Adam và Eve bị Thiên thần đuổi ra khỏi vườn địa đàng.

- Sách Xuất Hành (Exodus 3:4) kể chuyện thiên thần của Chúa hiện ra với Maisen trong ngọn lửa.

Tất cả những sách của đạo Do Thái được viết trước thế kỷ 6 TCN đều không nói gì đến thiên thần. Điều đó chứng tỏ từ lúc nguyên thủy lập đạo, người Do Thái không có một ý niệm nào về thiên thần cả. Họ đã vay mượn ý niệm về thiên thần từ Hỏa Giáo trong thời gian Do Thái lệ thuộc Ba Tư vào các thế kỷ 6-5 TCN và sau đó đã truyền lại cho hai tôn giáo hậu sinh là Ki Tô Giáo và Hồi Giáo.


Ngoài những ý niệm về thiên thần và ma quỉ, Hỏa Giáo còn đem lại cho Do Thái Giáo nhiều tư tưởng thần học và nhiều giáo lý liên quan đến Ngày Tận Thế và cuộc sống đời sau. Quan niệm chủ yếu của Hỏa Giáo là trong vũ trụ này, mọi thứ đều có lưỡng cực. Đời sống tâm linh cũng có lưỡng cực, đó là Thiện và Ác. Con người được Thiên Chúa ban cho quyền tự do lựa chọn giữa thiện và ác nên con người phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình.

Nhiều học giả chuyên nghiên cứu tôn giáo cho rằng Zoroaster là người đầu tiên đưa ra thuyết Mạt Thế (Eschatology). Theo Zoroaster, mọi vật trong vũ trụ cuối cùng sẽ bị hủy diệt. Thế gian và loài người sẽ có ngày tận cùng gọi là Ngày Tận Thế (The Doomsday). Trong ngày tận thế, Thiên Chúa sẽ xét xử công tội của tất cả mọi người, do đó ngày Tận Thế còn được gọi là Ngày Phán Xét Cuối Cùng (The Last Judgement).

Để có thể tham dự Phiên Xử Cuối Cùng của Chúa thì mọi người chết đều được sống lại. Zoroaster cho rằng khi chết thì thân xác con nguời bị phân hủy thành tro bụi nhưng linh hồn chìm đắm trong cõi vô thức như trong lúc ngủ. Đến Ngày Phán Xét Cuối Cùng, Thiên Chúa sẽ sai thiên thần thổi kèn (clarion) đánh thức linh hồn và xác kẻ chết sống lại hết. Tất cả mọi người đều tập trung ở một nơi để nghe Chúa phán xử.

Sau khi được xét xử, kẻ thiện lành được lên Thiên Đàng và kẻ ác bị đày xuống Hỏa Ngục. Chính Thuyết Mạt Thế đã đưa đến niềm tin vào Thiên Đàng và Hỏa Ngục.

Theo các giáo sư chuyên nghiên cứu Thánh Kinh James L. Lewis và Everlyn Dorothy Olivier, tác giả cuốn "Angels A to Z" thì các cách Cựu Ước của Do Thái được viết trong thế kỷ 3 TCN đã chịu ảnh hưởng sâu đậm các học thuyết của Zoroaster, nhất là Book of Daniel và Book of Enoch.

Các giáo sư James Lewis và Everlyn Oliver chuyên nghiên cứu về tôn giáo đã viết: "Ba Tư chiếm Do Thái năm 597 TCN và cai trị nước này nhiều thế kỷ.

Do hậu quả của nhiều thế kỷ, Ba Tư cai trị Trung Đông nên nguời Do Thái đã chịu ảnh hưởng nhiều tư tưởng tôn giáo của Zoroaster, đặc biệt là học thuyết về sự đối kháng giữa thiện và ác, về thế giới lưỡng cực trong đó có cuộc chiến đấu giữa các thiên thần và ma quỉ. (As a result of several centuries of Persian control of the Middle East, Jews were brought into contact with Zoroastrian religious ideas, particularly Zoroaster's doctrine of the struggle between good and evil, a dualistic world view that included war between good and evil angles - Angels A to Z, James Lewis & Everlyn Oliver. Visible Ink Press 1996, page 236)


Truyền thuyết Ba Tư kể rằng: Một hôm Zoroaster leo lên núi cao thì gặp Thiên Chúa hiện ra trong tiếng sét và tia chớp. Chúa trao cho ông một bộ sách Luật, tiếng Ba Tư gọi là Zend Avesta. Tên Zoroaster của ông là một tên ghép: Zoro có nghĩa là con (son) và aster có nghĩa là vì sao. Vậy Zoroaster có nghĩa là Con của một Vì Sao (Son of Star). Nhiều người cho rằng Cựu Ước Do Thái được viết sau thế kỷ 6 TCN đã mô phỏng truyền thuyết về Zoroaster. Chẳng hạn như Maisen leo lên núi Sinai được Chúa hiện ra trong bụi gai có lửa cháy và Chúa trao cho Maisen bộ sách luật, tiếng Do Thái gọi là Torah.

Chúng ta đã biết Hỏa Giáo là quốc giáo của Ba Tư trong 13 thế kỷ (từ TK 6 TCN - TK 7 sau Công Nguyên). Đế quốc Ba Tư thống trị Trung Đông từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 4 TCN. Sau đó, từ năm 224 đến 634 sau Công Nguyên, đế quốc Ba Tư mang tên Sassanians lại thống trị Trung Đông một lần nữa. Điều đó cho thấy Ba Tư đã gieo rắc học thuyết của Zoroaster cùng khắp các nước Ả Rập qua nhiều thế kỷ. Do đó, hầu như đại đa số dân Ả Rập đều tin có Thiên Chúa, thiên đàng hỏa ngục, thiên thần và nhất là tin có ngày tận thế, ngày phán xét cuối cùng, mọi người chết sẽ sống lại v.v...

Ảnh hưởng của Hỏa Giáo hết sức lớn lao đối với các đạo Chúa (Do Thái, Ki Tô, Hồi) vì chính nó đã tạo nên những điểm tương đồng đặc thù của các đạo này.

Vấn đề được đặt ra: Ai là người đầu tiên lập ra đạo Thiên Chúa (tức Độc Thần Giáo)?

Truyền thuyết Do Thái tin rằng Abraham là người đầu tiên lập ra đạo Thiên Chúa (chỉ thờ Một Thiên Chúa).

Người quan trọng thứ hai là Maisen (Moses) với bộ Kinh Thánh Torah (Sách Luật). Ngày nay, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ thì cả Abraham lẫn Mai-sen (Moses) đều là những nhân vật thần thoại. Vậy chỉ có Zoroaster có thể tin được là người đã sáng lập đạo Thiên Chúa từ thế kỷ 10 TCN vì ông ta là người có thật đã rao giảng tại Ba Tư về một Thiên Chúa Duy Nhất (The Only One God). Đó là yếu tố quan trọng nhất của Độc Thần Giáo (Monotheism).

Các đạo sĩ của Hỏa Giáo được gọi là Magus (số nhiều Magi) thường là những người trí thức, ham chuộng khoa học nhất là thiên văn học. Họ làm công việc thờ phượng nhưng không phải là những tu sĩ vì họ đều có gia đình. Họ thường lấy vợ là người có họ hàng gần.

Các tín đồ Hỏa Giáo tránh việc chôn người chết ở dưới đất hoặc thiêu xác người chết trên đống củi. Phương thức được Hỏa Giáo ưa chuộng nhất là điểu táng bằng cách đưa xác người chết lên tháp cao, gọi là "Tháp Yên Lặng" (Towers of Silence) để cho các ác điểu như quạ, diều hâu, kên kên đến rỉa thịt người chết.

Các đạo sĩ Hỏa Giáo Ba Tư nổi tiếng là những người thông thái nên người Do Thái thường gọi họ là "những người thông thái đến từ phương Đông" (the wise men from the East). Vào năm Jesus sinh ra đời có hiện tượng ba ngôi sao Mars, Saturn, Jupiter cùng nằm trên một đường thẳng với trái đất. Do đó, khi nhìn lên trời với mắt thường, người ta thấy ba sao hội tụ trở thành một ngôi sao rất lớn. Mọi người cho đó là một "sao lạ". Cũng trong lúc đó, tại Do Thái có ba đạo sĩ Hỏa Giáo Ba Tư thấy hiện tượng sao lạ đã ra những nơi trống trải để quan sát nghiên cứu.

Một cái khay có chân thấp dùng để đốt một bó củi nhỏ và ít gỗ trầm hương. Đối với Hỏa Giáo, ngọn lửa tượng trưng cho Thiên Chúa, nguồn gốc của Sự Sống và Sự Sáng.

Vào cuối thế kỷ 7, Hồi Giáo Ả Rập chiếm Ba Tư và mọi người dân xứ này bị buộc phải bỏ đạo Hỏa Giáo để theo Hồi Giáo. Nhiều tín đồ Hỏa Giáo phải giữ đạo trong bí mật. Đến thế kỷ 9 và 10, chính quyền Hồi Giáo truy nã gắt gao những người Hỏa Giáo còn sót lại khiến cho các tín đồ Hỏa Giáo trung kiên phải bỏ chạy ra nước ngoài. Nhiều người thuộc giáo phái Manichaeanism của Hỏa Giáo trốn sang Trung Quốc và gây nhiều ảnh hưởng quan trọng tại nước này. Từ thế kỷ 9 người Trung Quốc đã biết đến tôn giáo của Ba Tư và gọi tôn giáo này là Hỏa Giáo hoặc Thánh Hỏa Giáo. Một số người Ba Tư thuộc giáo phái Mithraism trốn sang Âu Châu, còn lại số đông chạy sang Ấn Độ.

Mặc dầu bị Hồi Giáo đàn áp qua nhiều thế kỷ, hiện nay tại Ba Tư (tức Iran) vẫn còn khoảng 200.000 tín đồ Hỏa Giáo. Con cháu của những người Ba Tư tỵ nạn tôn giáo cách đây hơn một ngàn năm vẫn còn tồn tại ở Ấn Độ khoảng 150.000 người. Người Ấn Độ gọi họ là người Parsi do đọc trại tên nước Persia (Ba Tư) mà ra.

Hỏa Giáo Ba Tư coi như đã bị xóa tên khỏi danh sách các tôn giáo trên thế giới hiện nay nhưng rất nhiều giáo lý quan trọng của Hỏa Giáo Ba Tư như: chỉ tôn thờ một Thiên Chúa, tin có Thiên Thần và Ma Quỉ, Thiên Đàng và Hỏa Ngục, Ngày tận thế, mọi người chết sẽ sống lại để hiện diện trong ngày Phán Xét Cuối Cùng... Tất cả đều đã hòa nhập vào cốt tủy của đạo Do Thái. Rồi từ đạo Do Thái, các đạo hậu sinh như Ki Tô Giáo (Công Giáo, Tin Lành, Anh Giáo, Chính Thống) và Hồi Giáo đã sao chép lại những giáo lý đó mà họ tưởng là của các tiên tri Do Thái, nhưng họ không hề biết rằng tác giả của những giáo lý đó là một người Ba Tư tên là Zoroaster. Các tiên tri Do Thái chỉ là những đứa học trò đã học những bài học giáo lý của Zoroaster trong những thế kỷ Do Thái bị Ba Tư đô hộ, từ thế kỷ 6 đến 4 trước Công Nguyên. Những giáo lý của Hỏa Giáo Ba Tư đã tạo nên những yếu tố đồng nhất tiêu biểu cho tất cả các đạo thờ Chúa hiện nay. Nói cách khác, Hỏa Giáo Ba Tư vẫn hiện diện và mãi mãi tồn tại trong linh hồn của các đạo thờ Chúa.

===

*Minh Giáo ( Hỏa Giáo Ba Tư ) vẫn còn tồn tại đến ngày nay





Người Do Thái đã bị người Ba Tư " khai hóa " nhưng người Do Thái không bắt chước hoàn toàn giống như người Ba Tư , mà người Do Thái đã tự phát triển và biến phong tục đốt lửa của Minh Giáo ( Hỏa Giáo Ba Tư ) thành bản sắc riêng







* Bài viết đã xóa bớt những từ ngữ không phù hợp của Charlie Nguyễn

Một số hình ảnh tương đồng giữa Minh Giáo ( Hỏa Giáo Ba Tư ) và Do Thái Giáo

Hỏa giáo ba tư

 


Phong tục truyền thống của người Do Thái


Dành cho những ai mê phim chưởng

Minh Giáo được biến hóa khéo léo qua bàn tay  của Kim Dung 




Nguồn tham khảo
http://vi.wikipedia.org/wiki/Mani_gi%C3%A1o
http://tuhientrang.wikia.com/wiki/Minh_Gi%C3%A1o
http://sachhiem.net/CHARLIE/CN_TCCG/Hoigiao.php